Bố trí micro

Khi dùng hai micro, chúng ta cần phải quan tâm về vấn đề phase sẽ triệt tiêu nhau (có tác động lược-lọc comb-filter).

1. Sắp xếp micro trên bục giảng

Bố trí micro

Khi ở vị trí A, tất cả tần số đều vững chắc, giả sử những micro được trộn (mix) cùng mức độ và với sự cài đặt EQ tương tự như nhau. Nhưng khi nguồn phát di chuyển ra khỏi trung tâm, như trong B, sẽ bị triệt tiêu vài tần số, trong khi những tần số khác vẫn được củng cố, đáp tần như vậy sẽ bị giảm chất lượng. Nếu đặt hai micro cách nhau xa hơn, sẽ có khuynh hướng bị tác động lược-lọc comb-filter nghiêm trọng hơn. Đáp tần lý tưởng thể hiện trong C, chỉ cần mỗi một micro.

Dĩ nhiên, động lực chính để dùng hai micro là có tác động thu nhận âm người nói khi người đó đổi chỗ hay quay mặt sang trái hay phải trong khi đối mặt với khán giả, như trong D và E. (Cũng có thể có lý do tự cao, sĩ diện (cái tôi) khi dùng nhiều hơn một micro). Vì vậy, trong vài trường hợp, chứng ta có thể cần phải cân đối nhu cầu sử dụng hai micro chống lại những khuyết điểm của tác động lược lọc, và cũng chống lại những khuyết điểm của việc phải bị giảm gain trước khi bị feedback (mỗi micro nhỏ hơn 3dB). Trong E, tác động thu (pick-up) nhiều hơn nhưng đáp tần bị giảm giá trị.

Để giải quyết vấn đề này, lý tưởng nhất, hãy hướng dẫn cho diễn giả về kỹ thuật micro thật rõ ràng, và điều chỉnh như trong F là lý tưởng. Nhưng nếu dùng hai micro vì lý do tự cao, phải giữ nó cách nhau nhỏ hơn khoảng 8” (0.2m) để hạn chế tác động lọc lược đến mức tối thiểu, ở khoảng cách này, sự định vị cũng có thể giúp trực giác của diễn giả (talker) đứng ở khoảng giữa hai micro.

Bố trí micro

Nếu dùng nhiều micro, cần phân tán ra xa hơn để đối phó với diễn giả không có kỹ thuật nói trên micro tốt, thật sự nó có thể là một ưu điểm khi dùng ba micro như trong G. Sự sắp xếp này, tin hay không tùy, có kết quả ít bị tác động lọc lược nghiêm trọng hơn hai micro. Nhưng nó cũng có khuyết điểm vì việc bị giảm ngưỡng hú (gain before feedback) (Tại khoảng cách source-to-mic nhất định, việc giảm lại gain đang dùng thường nhỏ hơn 4.8dB nếu dùng một micro duy nhất, và nhỏ hơn 1.8dB nếu dùng hai micro)

2. Bổ sung liên quan đến bục micro

Bố trí micro

Hiển thị là quan điểm về vài cạnh bên, liên quan đến khoảng cách source-to-mic và để định vị micro.

Vị trí A là vị trí hợp lý, chỉ cần hoàn thiện thêm một ít. Sẽ xảy ra sự suy thoái tín hiệu yếu do phản dội từ bề mặt cứng của bục micro hay bục giảng tiêu biểu, nhưng may thay, việc giảm chất lượng tín hiệu có khuynh hướng không lớn lắm. Những khuyết điểm chỉnh ở đây là có thể chỉ đạt gain before feedback tương đối nhỏ, đặc biệt nếu gắn loa vào chính cái bục này.
Ở vị trí B, hiển nhiên là có gain before feedback lớn hơn nhiều, ở đây, mặc dù, khuyết điểm thường là mức tín hiệu bị dao động khi diễn giả thay đổi vị trí và di chuyển đến gần và xa micro.

Đồng thời, nhiều diễn giả có chiều cao khác nhau, nhiều người có thể không có ý tưởng tốt về cách dùng micro có hiệu quả, nói về mức độ tín hiệu có thể còn khó hiểu hơn nữa. Nên đặt dấu hiệu rõ ràng ở một vị trí dễ thấy trên bục giảng, đôi khi cũng có tác dụng, thí dụ: “HAY GIỮ MICRO TRONG VÒNG 3 TẤC (12”)”. Nếu có cơ hội nên đích thân hướng dẫn cho diễn giả di chuyển micro vào một vị trí thích hợp và cố gắng duy trì khoảng cách phù hợp (thí dụ, 6”, 12”, hay bất cứ điều gì cần thiết), chắc chắn sẽ có cơ hội thực hiện.

Trong C, hiển thị một microphone ranh giới (boundary). Micro này không chỉ cho ra âm thanh sạch sẽ, mà cũng hầu như loại bỏ bất cứ tín hiệu suy thoái này do sự phản dội từ bề mặt mà nó đặt trên đó. Nơi chỉ yêu cầu một gia cố nhỏ, điều này thật sự thích hợp khi sắp xếp như trong A. Nhưng phải dặn dò diễn giả không được che mic của họ, thí dụ bằng sổ tay của họ.
Hình dưới thể hiện hai micro ranh giới thương mại với kiểu mẫu uni-directional. Bên trải là Crown PCC -160, một mô hình supercardioid. Trục này được định hướng vào một góc độ như được hiển thị ở hình giữa bên dưới. Bên phải là Shure SM-91 có mô hình cardioid (thật ra hình đó là 819, một phiên bản ít tiền, cùng một hiệu Shure)

3. Gắn nhiều micro

Bố trí micro

Đôi khi cũng sử dụng nhiều micro gắn trên cùng một vị trí, vì nhiều lý do khác nhau. Một lý do phổ biến là trang bị cho live pro-sound và thứ hai là cho phương tiện phát sóng truyền thông. Nguồn cấp cho phát sóng sau đó gởi đến bộ khuếch đại phân phối thiết kế đặc biệt, cung cấp lần lượt cho nhiều trạm bao gồm sự kiện tương tự.

Thỉnh thoảng, sẽ đặt microphone thứ hai vì lý do sĩ diện cá nhân, cũng như để có một nguồn cung cấp dự phòng khi đến mixer, thí dụ trong trường hợp có dây micro bị hư hay bằng cách nào đó bị ngắt kết nối vì bối rối khi có nhiều người tại một sự kiện. Khi thiết lập gắn ba micro, thường dùng một micro cho live, một như là một nguồn cấp cho phát sóng, và cái thứ ba là một trường hợp khẩn cấp dự phòng để tránh có một kỹ thuật viên đi đến chính bục này và làm hư (vướng dây chẳng hạn).

Cũng trình bày ở trên là phụ kiện tiêu biểu, Bros Shure. Ở giữa: hai support micro (mount) A25M gắn với hai micro SM-57. Ở bên phải là mút che gió A2WS cho micro SM-57 và ba support micro A27T.

4. Bố trí micro dây chuyền/ve áo lavalier/lapel

Bố trí micro

Khi bố trí microphone lavalier, điều quan trọng là phải biết đặc tính định hướng của mic. Với một omni, như ở hình trên bên trái, định vị hướng không thích hợp, chỉ cần quan tâm khoảng cách từ micro tới miệng của người nói, bản thân micro tự nó có thể xoay chuyển thêm được bằng cách định hướng trục ở miệng của người, do đó, sự nhằm hướng micro trở nên quan trọng hơn nhiều.

5. Mic không dây TOA thu tín hiệu UHF WT-5800

Bố trí micro

Micro không dây TOA WT-5800

Nguồn điện: Nguồn AC chính (sử dụng AC-DC adapter)

Đáp tuyến tần số: 100Hz~10KHz

Tần số thu: 692~865Mhz. UHF

Ngõ vào Mic: -20dB, 10KOhms (không cân bằng)

Xem thêm:

TCA lắp đặt âm thanh